An toàn trong vận tải đường sắt Vận tải đường sắt

Nguyên nhân gây tai nạn

Một vụ tai nạn đường sắt tại nhà ga Montparnasse, Paris, Pháp vào khoảng năm 1895

Đoàn tàu thường vận chuyển với vận tốc rất cao, tuy vậy, bởi chúng rất nặng và có quán tính lớn và không thể đi ra ngoài đường ray nên việc dừng tàu cần khoảng cách khá lớn. Cho dù vận tải đường sắt được coi là một trong những hình thức vận chuyển an toàn nhất, vẫn có khả năng xảy ra tai nạn. Những vụ tai nạn ở nhiều hình thức, từ việc trật bánh cho đến đâm va trực tiếp của hai đoàn tàu hoặc va chạm với những phương tiện giao thông đường bộ ở những đoạn giao cắt. Đâm va với phương tiện đường bộ ở Hoa Kỳ xảy ra hàng ngàn vụ hàng năm, giết chết khoảng 500 người; ở Anh chỉ khoảng 30 vụ mỗi năm gây thương vong khoảng 12 người.

Biện pháp an toàn

Những biện pháp an toàn quan trọng nhất trong vận tải đường sắt là sử dụng hệ thống tín hiệu đường sắt và quản lý tốt các đoạn giao cắt với đường bộ. Còi tàu báo hiệu sự có mặt của tàu hỏa trong khu vực và tín hiệu đường sắt giúp duy trì khoảng cách giữa các đoàn tàu. Ở Anh, nguyên ngân của một nửa số vụ tai nạn là do phá hoại và bất cẩn. Các tuyến đường sắt được chia thành các khu vực và các vùng nhỏ để điều tiết sao cho đảm bảo chỉ có một đoàn tàu trên một đường ray tại mỗi thời điểm. Điều độ giao thông đường sắt được tiến hành giống như quản lý không lưu. So với vận tải đường bộ, đường sắt khá an toàn. Số liệu hàng năm cho thấy ở Hoa Kỳ và Anh có 40.000 và 3.000 người chết bởi tai nạn đường bộ, trong khi đó thương vong bởi tai nạn đường sắt lần lượt là 1.000 và 20.[1]